Bệnh huyết áp cao khá phổ biến hiện nay. Đau đầu vùng chấm là dấu hiệu thường gặp nhất ở người cao huyết áp. Ngoài ra các triệu chứng của bệnh huyết áp cao thường không rõ ràng và bệnh nhân khó có thể phát hiện ra như đau đầu, chóng mặt, … Khi bị cao huyết huyết áp ngoài việc chữa trị bạn cần có một chế độ ăn hợp lý bổ sung các dinh dưỡng cần thiết, hạn chế thấp nhất các nguy cơ mà bệnh có thể gây ra.
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh động mạch vành và đột quỵ. Tăng huyết áp là hệ quả của sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường. Tương tác dinh dưỡng và di truyền gây nên các biểu hiện tiếp theo ở gen, căng thẳng và lão hoá, viêm và rối loạn chức năng tự miễn dịch, có những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh mạch máu ở người.
Người huyết áp cao cần biết:
Lượng natri tiêu thụ là yếu tố tiềm tàng nguy cơ lớn của cao huyết áp. Một chế độ ăn nhiều muối natri gây ra các tác dụng phụ lên hệ thống mạch máu, huyết áp và bệnh tim mạch do thay đổi các glycocalyx nội mô, tiêu huỷ các polyme sinh học – là dòng đi của các mạch máu và được dùng như một hàng rào bảo vệ sự quá tải natri. Khả năng thẩm thấu của natri tăng thì natri sẽ gây ra tổn thương ở các cơ quan đích. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc giảm lượng dùng hàng ngày của muối natri làm hạ huyết áp ở cả đối tượng cao huyết áp và huyết áp bình thường. Hạn chế hàm lượng natri trong thời thơ ấu có những tác dụng lâu dài và cũng rất hữu ích trong việc điều trị tăng huyết áp ở người già. Giảm lượng muối natri trong chế độ ăn là cần thiết cho mọi lứa tuổi.
Muối kali đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên được kiểm soát, là mang lại một huyết áp bình thường và có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
Bên cạnh đó, Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc kết tập các tiểu cầu, điều hoà huyết áp, điều hòa nhịp tim, vận hành các tế bào nội mô mạch máu, bảo vệ hệ thống tim mạch. Chế độ ăn giàu axit omega-3 từ cá hoặc axit alpha-linolenic giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành. Một số nghiên cứu dịch tễ học lớn đã chỉ ra rằng tiêu thụ thường xuyên quả óc chó, hạt hạnh nhân, hạt lanh…có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành, nhờ hàm lượng cao của các axit béo không no, đặc biệt là axit alpha-linolenic.
Chất xơ góp phần giảm cholesterol trong huyết tương và giảm LDL-cholesterol. Các muối folate và vitamin B6 cũng góp phần phòng ngừa bệnh tim mạch vành. Các flavonoid, hợp chất phenolic có trong nhiều loài thực vật đã được chứng minh giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Hạt lanh đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp trong các nghiên cứu quan sát và cả các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát. Mỗi thành phần có lợi trong hạt lanh như là ALA, lignans, chất xơ và peptide đều góp phần làm giảm huyết áp. Hơn nữa, ở những bệnh nhân đã uống thuốc hạ huyết áp, hạt lanh tăng cường khả năng giảm huyết áp, giảm tỷ lệ số bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát được.
Lượng protein đậu nành có mối liên hệ có nghĩa và ngược chiều với cả huyết áp tâm thu và tâm trương trong một điều tra trên 45.694 phụ nữ Trung Quốc tiêu thụ tối thiểu 25g protein đậu nành mỗi ngày trong 3 năm. Lượng protein tối ưu phụ thuộc vào mức độ hoạt động, chức năng thận và các yếu tố khác, thường vào khoảng 1,0 đến 1,5 g/kg trọng lượng/ngày.
Sản phẩm VSanté đã được xây dựng công thức đặc biệt dành cho phòng chống tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp ổn định, đáp ứng các khuyến nghị của các tổ chức y tế và chế độ ăn DASH:
Trên đây là một số kiến thức về bệnh huyết áp cao nên ăn gì ? mà bạn cần biết nếu có người thân hay chính bạn đang bị huyết áp cao. Ngoài ra để chữa bệnh huyết áp hiệu quả cần kết hợp với thuốc và các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh.
Tư vấn bởi:
Công Ty TNHH Thương mại VSANTÉ Châu Á
Email: contact@vsante.vn
SĐT: 088.880.9220
Fanpage: https://www.facebook.com/vsante.asia/